Cái tên bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của một cửa hàng. Làm sao để đặt tên shop quần áo ấn tượng, thu hút tệp khách hàng mục tiêu? Cùng Gia Long tham khảo ngay nội dung dưới đây nhé!
Lợi ích của việc đặt tên shop quần áo
Cái tên khởi đầu câu chuyện kinh doanh mang lại ý nghĩa về nhiều khía cạnh trong quá trình hoạt động của một shop quần áo. “Brand name” sẽ trở thành thương hiệu đi theo cửa hàng trong suốt thời gian về sau. Dưới đây sẽ đề cập chi tiết hơn sự quan trọng của việc đặt tên shop quần áo:
- Định vị thương hiệu, thể hiện sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
- Một cái tên mang lại ý nghĩa về mặt phong thủy giúp việc kinh doanh có xu hướng tốt đẹp.
- Cái tên mang lại ấn tượng sẽ trở thành “top of mind” trong lòng khách hàng
- Từ “brand name” các chiến lược truyền thông, marketing được truyền tải dễ dàng để chạm đến khách hàng mục tiêu hơn.
Nguyên tắc đặt tên cho shop quần áo ấn tượng
Để chắc chắn cái tên được lựa chọn đặt cho shop quần áo đủ ấn tượng, mang lại hiệu quả trong quá trình kinh doanh, chủ cửa hàng cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
- Không dài dòng, phải súc tích: cái tên rõ ràng, rành mạch là yếu tố khởi đầu mang đến sự thành công. Từ 2 – 4 âm tiết cho một cái tên được xem là đủ. Nếu quá dài sẽ gây sự khó nhớ chính xác, khó định vị thương hiệu. Điển hình như: Miki, FM Style, Dior,….
- Có tính gợi nhớ và dễ nhớ: cái tên dễ nhớ sẽ dễ dàng nhắc lại. Kèm theo việc chú trọng vào thi công showroom, shop quần áo ấn tượng và chất lượng phục vụ tốt sẽ hỗ trợ hiệu quả cho chiến lược marketing truyền miệng. Điển hình như liên quan đến áo sơ mi nam cho người Việt, ta nhớ ngay đến Việt Tiến.
- Cái tên mang trong mình sự sáng tạo: Cái tên có điểm nhấn độc lạ, hấp dẫn sẽ góp phần để lại ấn tượng tốt tâm trí cho khách hàng. Ví dụ: Louis Vuitton,….
- Có sự linh hoạt: trong quá trình kinh doanh vào các dịp lễ, Tết cửa hàng quần áo sẽ liên tục thực hiện những chiến lược marketing. Chính vì lẽ đó, chủ cửa hàng cần có sự định hướng tầm nhìn cho tương lai để hạn chế được sự khó khăn trở về sau.
- Phù hợp: cái tên phù hợp với văn hóa, pháp luật, hạn chế tối đa việc đặt tên cửa hàng dẫn đến sự tranh cãi. Không tái phạm lại trường hợp lấy tên của các vị lãnh tụ ra để đặt tên của cửa hàng.
Lần lượt các bước đặt tên cho shop quần áo
Đặt tên shop quần áo sẽ không còn quá khó khăn nếu chủ cửa hàng thực hiện lần lượt 3 bước sau đây:
Bước 1: Xác nhận khách hàng mục tiêu
Chủ cửa hàng cần định hình phân khúc khách hàng mà mình sẽ phục vụ trước khi mở cửa hàng quần áo. Bán cho khách hàng nam hay nữ? Độ tuổi của khách hàng? Từ đó dựa vào nét tính cách của đại đa số mà chọn ra một cái tên phù hợp.
Bước 2: Cân nhắc thông tin, ý nghĩa mà chủ muốn truyền tải
Quá trình lựa chọn tên cần được cân nhắc trên nhiều phương diện để làm sao đánh bậc được thương hiệu của bạn trên thị trường so với đối thủ khác. Chủ cửa hàng có thể tìm kiếm ý tưởng đặt tên theo sự gợi ý của Google.
Bước 3: Quyết định lựa chọn
Sau khi đã liệt kê ra một số tên ưng ý, đảm bảo đủ các yếu tố: ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đọc,… Từ đó chốt lại một cái tên liên quan đến tệp khách hàng tiềm năng của shop quần áo.
Cần lưu ý không đặt những tên đã được đăng ký bản quyền với cơ quan chức năng để tránh những rắc rối về sau.
Một số ý tưởng đặt tên shop quần áo phổ biến
Trên thị trường hiện nay, đặt tên shop quần áo bằng nhiều cách khác nhau, ẩn chứa bên trong nhiều ẩn ý. Dưới đây là một số cách hay gặp trên thị trường hiện nay mà chủ cửa hàng có thể áp dụng:
Gửi gắm thông điệp thông qua tên
Đã có không ít các thương hiệu áp dụng cách đưa thông điệp vào chính cái tên của cửa hàng. Bằng phương pháp này, “BRAND” đã để lại hiệu ứng cực tốt trong lòng khách hàng.
“KFC” với thông điệp “Kentucky chicken”, bằng thành công của ngày hôm nay đã chứng minh việc chọn tên của thương hiệu đã thực sự hiệu quả.
Đặt tên cửa hàng trực tiếp bằng tên hoặc biệt danh của chủ
Đặt tên shop quần áo bằng tên của chính mình. Việc làm này góp phần cá nhân hóa thương hiệu, tạo cảm giác tự hào với chính thương hiệu bản thân đã làm ra.
Đặt tên kích thích sự tò mò
Cái tên được ghép từ danh từ sẽ tạo được cảm giác tò mò, khiến khách hàng tiềm năng chủ động tìm hiểu về brand. Điển hình như: Shopee, Gojek, Foody, Homedy,… chủ cửa hàng có thể tham khảo thêm.
Hy vọng với nội dung mà Gia Long mang đến, đã giúp chủ cửa hàng chọn cho shop quần áo chọn được một cái tên đủ ấn tượng, thu hút khách hàng trong tương lai.
>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng trang sức đẹp – Lợi nhuận cao