Mở tiệm bánh ngọt hiện nay là hình thức kinh doanh được nhiều chủ đầu tư lựa chọn để bắt đầu cho hoạt động kinh doanh, nhất là các bạn trẻ có đam mê yêu thích làm bánh và đầu tư khởi nghiệp.
Vậy cần có chiến lược kinh doanh nào để tiệm bánh hoạt động hiệu quả, thu hút nhiều khách hàng biết đến và cạnh tranh được so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tham khảo ngay tất tần tật những kinh nghiệm mở tiệm bánh thu về lợi nhuận cao nhé.
Kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt chi tiết từ A – Z
Nghiên cứu thị trường ngành bánh
Đây chính là bí quyết đầu tiên quyết định đến 50% sự thành công của tiệm. Việc nghiên cứu thị trường bánh ngọt sẽ giúp doanh nghiệp nắm trọn mọi thông tin chuyên ngành và từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Xem xét các đối thủ trực tiếp và gián tiếp xung quanh khu vực kinh doanh, họ đang hướng đến đối tượng nào, điểm mạnh điểm yếu và cách mà họ truyền thông đến khách hàng.
- Nghiên cứu khách hàng mục tiêu: Nghiên cứu thị hiếu khách hàng gồm những đối tượng nào, hướng đến tệp khách hàng mục tiêu là ai. Nếu là giới trẻ thì có thể chọn bánh có nhiều màu sắc, ít ngọt, hương vị độc đáo…
- Phát triển bánh lạ mắt: Học cách tạo các loại bánh vừa ngon vừa lạ mắt, để thu hút đông đảo khách hàng tò mò muốn trải nghiệm. Đồng thời tạo ra sản phẩm riêng của thương hiệu để khách hàng dễ dàng nhớ đến, tạo dấu ấn riêng mỗi khi khách đến thử nghiệm.

Xác định loại hình mở tiệm bánh
Mô hình mở tiệm bánh sẽ có nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, trước khi bước vào kinh doanh mở tiệm bánh thì chủ đầu tư cần lựa chọn loại hình phù hợp với thương hiệu:
- Tiệm bánh kem truyền thống: Khách hàng có thể trực tiếp mua tại cửa hàng và đặt bánh qua hình thức online, thường sẽ được đặt tại các vị trí đông dân cư để thuận tiện hơn: trung tâm thương mại, trường học, khu dân cư, …
- Tiệm bánh kết hợp quán cafe: Sự kết hợp giữa bánh và đồ uống đang trở thành tâm điểm được nhiều khách hàng yêu thích, vừa có thể thưởng thức các loại bánh ngon, vừa tận hưởng tách cà phê trong không gian thoáng đãng. Mô hình này chú trọng vào không gian trải nghiệm, từ đó nâng cao doanh thu và giá trị thương hiệu.
- Mở tiệm bánh ngọt chuyên cung cấp cho sự kiện: tập trung vào sản xuất các loại bánh chuyên cung cấp cho các hội nghị, sự kiện tiệc cưới, sinh nhật, lễ hội,… Ưu tiên có xưởng sản xuất bánh để cung cấp số lượng lớn và dịch vụ giao hàng tận nơi.

Chọn địa điểm kinh doanh thuận lợi
Tìm kiếm và lựa chọn mặt bằng kinh doanh, mở tiệm bánh ở những khu vực thuận lợi cho quá trình khách ghé mua và trải nghiệm. Doanh nghiệp có thể tham khảo các địa điểm kinh doanh, nằm gần các khu vực đông dân cư sinh sống, trường học, chung cư,…
Lựa chọn thi công showroom, tiệm bánh ở các vị trí đắc địa như thế này sẽ thu hút được sự chú ý của đông đảo khách hàng, mỗi khi đi ngang qua và đưa ra quyết định ghé vào tiệm lựa chọn các loại bánh yêu thích.
Xác định phong cách thiết kế tiệm bánh
Sau khi đã xác định xong các thông tin trên thì concept không gian tiệm bánh là không thể thiếu. Chủ đầu tư cần lựa chọn cho mình một phong cách thiết kế ấn tượng phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
Hiện nay nổi lên rất nhiều phong cách tiệm bánh ngọt đình đám phải kể đến: tiệm bánh ngọt với phong cách hiện đại: sẽ phù hợp cho giới trẻ, phong cách vintage: dành cho khách hàng yêu thích sự mộc mạc hoài cổ, phong cách sang trọng: hướng đến phân khúc cao cấp, phong cách Bắc Âu: dành cho khách yêu thích không gian thoáng đãng, hướng châu Âu,….

Lên chiến lược marketing
Kết hợp với các chiến lược marketing offline và cả online để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu nhanh nhất. Quảng bá trên các trang mạng xã hội: Facebook, Instagram, Tiktok tạo nội dung và hình ảnh bắt mắt để thu hút. Hoặc mở các sàn thương mại điện tử thông qua app bán hàng: GrabFood, Shopee Food,…
Thậm chí thực hiện các ưu đãi giảm giá trực tiếp tại cửa hàng nhân các dịp lễ quan trọng, giảm số phần trăm vào thứ 2 hàng thuần, tặng mẫu thử, mua 1 tặng 1,… hoặc phát tờ rơi để tăng độ nhận diện thương hiệu nhiều khách hàng biết đến hơn.
Đầu tư vào menu bánh ngọt độc đáo
Nói đến bánh ngọt thì sẽ có đa dạng loại bánh, chủ đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn các loại bánh phù hợp với thị hiếu khách hàng. Một số loại bánh phổ biến: bánh bông lan, bánh tart, bánh mousse, bánh kem, mochi kem, tiramisu,… Hoặc có thể cập nhật linh động các loại bánh theo mùa: dịp lễ giáng sinh, dịp tết,….

Mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn
Vốn là yếu tố cốt lõi để khởi đầu tiệm bánh ngọt. Một kế hoạch tài chính rõ ràng giúp bạn tránh thiếu hụt hoặc lãng phí, từ việc xác định quy mô đến dự phòng rủi ro.
Xác định quy mô tiệm bánh để ước lượng vốn ban đầu
Quy mô tiệm bánh quyết định mức vốn cần chuẩn bị. Nếu mới bắt đầu, bạn có thể chọn mô hình online tại nhà với chi phí khoảng 20–50 triệu, tập trung vào dụng cụ làm bánh và quảng cáo trực tuyến. Với tiệm bánh nhỏ chuyên bán mang đi, vốn dao động từ 50–100 triệu, bao gồm chi phí thuê mặt bằng và trang trí cơ bản. Nếu muốn tạo không gian kết hợp bánh, cà phê và chỗ ngồi, bạn cần chuẩn bị 100–150 triệu để đầu tư vào thiết kế và trải nghiệm khách hàng.
Các hạng mục chi phí cần chuẩn bị
Về chi phí cố định, tiền cọc và thuê mặt bằng 3–6 tháng đầu thường chiếm 10–30 triệu, tùy vị trí. Thiết kế và trang trí, bao gồm bảng hiệu, tủ kệ, ánh sáng, cần khoảng 10–20 triệu để tạo không gian thu hút. Thiết bị làm bánh như lò nướng, máy đánh trứng, tủ mát và dụng cụ nhỏ có giá từ 20–40 triệu. Ngoài ra, thủ tục pháp lý như đăng ký kinh doanh và giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tốn khoảng 2–5 triệu.
Về chi phí vận hành trong 1–3 tháng đầu, nguyên liệu nhập như bột, kem, trái cây ước tính 5–15 triệu mỗi tháng. Nếu thuê nhân viên, lương dao động 6–10 triệu mỗi người mỗi tháng. Bao bì, hộp, túi và nhãn mác cần 2–5 triệu, trong khi tiếp thị qua chụp ảnh sản phẩm và quảng cáo mạng xã hội tốn khoảng 5–10 triệu.
Dự phòng chi phí rủi ro và vốn xoay vòng
Những tình huống phát sinh ngoài dự kiến luôn có thể xảy ra, vì vậy bạn nên dành 10–20% tổng vốn, tương đương 5–20 triệu, để dự phòng. Đồng thời, vốn xoay vòng đảm bảo dòng tiền cho nguyên liệu và vận hành liên tục trong 1–3 tháng đầu, giúp tiệm bánh hoạt động ổn định mà không bị gián đoạn.
Gợi ý tối ưu vốn khi ngân sách hạn chế
Nếu tài chính eo hẹp, bạn có thể tìm mua thiết bị cũ còn chất lượng để giảm 30–40% chi phí. Hình thức bán trước, giao sau, tức là gom đơn hàng trước khi sản xuất, cũng giúp giảm áp lực tài chính. Ngoài ra, sử dụng không gian nhà ở làm tiệm bánh online là cách tiết kiệm đáng kể chi phí mặt bằng.
> Xem thêm: Bí kíp thiết kế quán cafe bánh ngọt đẹp, tiết kiệm chi phí
Kết luận
Trên đây là tất tần tật những kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt chi tiết nhất được chia sẻ, hy vọng sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong quá trình lên kế hoạch kinh doanh thuận lợi, thu hút nhiều khách hàng mục tiêu. Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm đơn vị xây dựng không gian kinh doanh, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.
Với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực về thiết kế và thi công các dự án về showroom cửa hàng uy tín trên thị trường. Gia Long cam kết mang đến không gian kinh doanh tiệm bánh ngọt ấn tượng, nổi bật thu hút, tăng độ nhận diện thương hiệu đáng kể.